Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Món ăn cho người viêm phổi

Giai đoạn khởi phát nên thường xuyên dùng các loại thực phẩm có tác dụng phát tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi, giải độc như kinh giới, bạc hà, húng chanh, húng quế, lá xương sông, hành tươi, khế, lê, cần tây, chanh...

Triệu chứng chung của viêm phổi thường gặp là khó thở, thở nhanh, hơi thở ngắn, đau ngực, ho dai dẳng, ho khan hoặc có đàm (đặc hoặc loãng, có khi dính máu), người mệt mỏi, nghe phổi có tiếng ran. Trường hợp viêm phổi do nhiễm khuẩn thường có sốt, nhức đầu, đau cơ, giống như bị mắc bệnh cúm.

Trong điều trị viêm phổi, cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn thức ăn loãng, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho. Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh. Không tự ý uống thuốc giảm ho, vì ho chính là phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp thông được đường thở. Chỉ dùng thuốc giảm ho khi có chỉ định của thầy thuốc.

Trong sinh hoạt, cần lưu ý tránh những tác nhân gây bệnh. Nhà cửa luôn giữ vệ sinh, sạch sẽ, không để khí độc, khói bụi xâm nhập vào nhà. Khi nằm quạt (nhất là với trẻ em), chỉ nên bật số nhỏ, thổi nhẹ, không thổi trực tiếp vào người, cửa sổ nên mở thoáng mát.

Nếu sử dụng máy lạnh thì nên điều chỉnh khoảng cách nhiệt độ ở ngoài trời và trong nhà chênh nhau 8-10 độ C để cơ thể có thể thích ứng được. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, ăn uống đầy đủ tăng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Bệnh viêm phổi có 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 2 ngày

Triệu chứng thường gặp: sốt, sợ lạnh, ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, đàm ít, miệng khô khát, hơi thở ngắn, gấp, ngực đau, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ.

Trong giai đoạn này, nên thường xuyên dùng các loại thực phẩm có tác dụng phát tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi, giải độc như kinh giới, bạc hà, húng chanh, húng quế, lá xương sông, hành tươi, khế, lê, cần tây, chanh…

Một số món ăn nên dùng:

Cháo bạc hà

Bạc hà khô 15 g (tươi 30 g), gạo 100 g, đường phèn vừa đủ.

Trước tiên nấu bạc hà để lấy nước, bỏ bã (nấu khoảng 2 phút, không nấu lâu). Gạo vo sạch, nấu với lượng nước vừa đủ thành cháo, chờ khi cháo chín, nêm đường phèn và nước thuốc bạc hà, nấu lại cho sôi gấp là được.

Dùng ăn khi còn ấm, chia mỗi ngày ăn 2 lần.

Cháo sung

Sung chín tươi 50-100 g, gạo tẻ 50-100 g. 

Sung rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Hai thứ đem nấu với lượng nước thích hợp thành cháo. Chia ăn hai lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Cháo gạo lứt, rau chân vịt (bó xôi), rau cần

Gạo lứt 80 g, rau chân vịt 250 g, rau cần tây 250 g. Rau chân vịt, rau cần rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, bỏ hai thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được.

Canh thịt heo, cần tây, nấm hương

Thịt heo nạc 100 g, cần tây 100 g, nấm hương 30 g, gừng 5 g, tỏi 10 g, hành 10 g, dầu mè lượng thích hợp, muối một ít.

Thịt heo rửa sạch, cắt miếng; cần tây rửa sạch, cắt khúc; nấm hương lựa sơ, bỏ cuống, cắt làm 2, rửa sạch; gừng cắt lát, hành cắt đoạn, tỏi bỏ vỏ, cắt lát. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, bỏ thịt heo vào xào sơ. Sau đó cho tất cả vào nấu thành canh với lửa nhỏ chừng 35 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Cháo tôm, vỏ quýt

Tôm 100 g, gạo tẻ 100 g, vỏ quýt tươi 12 g. Gia vị gồm muối, tiêu bột, hành hoa.

Gạo vo sạch, để ráo nước; vỏ quýt xắt sợi nhỏ. Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho vỏ quýt vào nấu sơ rồi cho gạo, tôm vào, nấu nhỏ lửa khoảng 30 phút. Nêm muối vào, rắc lên một ít tiêu bột, hành hoa là có thể dùng được.

2. Giai đoạn toàn phát

Thường có các triệu chứng: sốt cao, không ra mồ hôi, ho ra đờm vàng, hoặc có dính máu, miệng khô khát, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi hồng.
Trong giai đoạn này, thường xuyên dùng các loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ đàm, giải độc, làm ra mồ hôi, như: diếp cá, bí đao, rễ tranh, rễ mía lau, kim ngân hoa, bách hợp, ngân nhĩ, lê, mạch môn (củ lan tiên)…

Một số món ăn nên dùng

Nấm mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) xào tỏi

Nấm mộc nhĩ trắng 40 g, tỏi 15 g, gừng 5 g, dầu mè lượng thích hợp.

Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi; tỏi bỏ vỏ, cắt lát, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ tỏi, gừng, hành vào khử cho thơm, cho nấm vào xào chín là được. Khi dùng rắc ít tiêu xay. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Ngân nhĩ có công dụng trừ đàm, giải độc, tốt cho bệnh nhân viêm phổi. Ảnh: biologypop

Cháo ngân nhĩ

Gạo tẻ 100 g, nấm ngân nhĩ 3 cái, táo đỏ 12 trái, đường phèn 50 g.
Gạo vo sạch để ráo nước. Ngân nhĩ ngâm nước cho mềm, cắt bỏ cuống, cắt vụn. Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho gạo, ngân nhĩ, táo đỏ vào, dùng lửa nhỏ nấu trong vòng 30 phút, cho đường phèn vào nấu tan là được.

Cháo gạo lứt, nấm ngân nhĩ

Gạo lứt 80 g, nấm ngân nhĩ 10 g.
Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi, gạo vo sạch. Bỏ tất cả vào nồi, với một lượng nước thích hợp, nấu thành cháo chín nhừ là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng vào bữa sáng.

Cháo lê, ngân nhĩ

Nấm ngân nhĩ 25 g, lê 1 trái, gạo tẻ 100 g, đường phèn 20 g.
Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi. Cho ngân nhĩ nấu với nước sạch đến khi gần nhừ, cho gạo vào nấu tiếp đến khi thành cháo, cho đường phèn vừa ăn, khuấy đều.
Chia ăn 2 lần trong ngày.

Canh ngân nhĩ, trứng chim cút

Nấm ngân nhĩ 50 g, trứng chim cút 20 quả, đường phèn 250 g.
Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi. Nấu ngân nhĩ cho chín nhuyễn, cho đường phèn vào, đảo đều và loại bỏ váng bã, cho trứng chim câu đã được bỏ vỏ, khuấy đều và đun cho sôi đều là được. Dùng cho các trường hợp ho khan, táo bón.

Canh lê, đường phèn

Lê 2 trái rửa sạch, bỏ hạt, giã nhỏ, cho 50 g đường phèn vào trong, đem hấp cách thủy đến khi tan đường là được. Dùng ăn 2-3 lần trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, trừ đàm, giảm ho.
Hoặc lấy 1,5 kg lê, rửa sạch, bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2 - 3 muỗng cà phê hòa nước sôi để uống. Tác dụng nhuận phế, sinh tân dịch, tan đàm.

Cháo tôm sú, rau hẹ (hoặc hoa hẹ) 

Tôm sú 100 g, rau hẹ 50 g, hành tím 5 củ, hạt tiêu sọ 10 g, gạo tẻ 50 g, gia vị các loại.
Tôm làm sạch, ướp gia vị. Rau hẹ và hành rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều rồi cho hẹ, hành vào, quậy đều và nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng

Canh hẹ nấu với thịt hoặc với đậu hủ non ăn rất mát có thể chữa được các chứng rôm sảy, mụn nhọt, nóng bứt rứt trong người, cảm cúm, ho hen, sốt, cơ thể nhiễm độc, chảy máu cam do huyết nhiệt.

3. Giai đoạn nhiễm độc

Thường có các triệu chứng: sốt cao, vào buổi tối bệnh càng nặng thêm, miệng khô khát nhiều, người vật vã, hơi thở nhanh, gấp, đàm khò khè, ho đờm ra máu, tay chân co giật, có khi mê sảng, môi khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Trong giai đoạn này, ngoài việc dùng thuốc để chữa trị, nên cho người bệnh ăn những món ăn loãng, uống nhiều nước, dùng các thực phẩm có vị ngọt, tính mát, tác dụng lương huyết (làm mát máu), dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, trừ đàm, giải độc, như: diếp ca, bí đao, rễ tranh, rễ mía lau, kim ngân hoa, bách hợp, ngân nhĩ, lê, củ sen, mạch môn (củ lan tiên), thiên môn (củ tóc tiên), sinh địa, sứa biển,

Một số món ăn nên dùng

Cháo lê

Cách làm: Gạo tẻ 80 g vo sạch, để ráo nước; lê 1 trái rửa sạch, bỏ hạt, bỏ cuống, xắt hạt lựu.
Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho gạo trắng, lê vào, tiếp tục nấu sôi trở lại, khuấy đều, vặn nhỏ lửa nấu 30 phút là được. Có thể thêm ít đường phèn để ăn. Chia 2 lần ăn vào lúc đói bụng.

Lê có tác dụng trừ đàm, giải độc. Ảnh: revitalash.

Canh sứa, củ năng

Sứa 30-50 g, củ năng (hoặc cà rốt) 30-50 g, gia vị các loại.
Sứa rửa sạch, cắt đôi. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm 4. Cho vào nồi đất hoặc nồi thủy tinh, nấu thành canh. Nêm gia vị vừa ăn, để ăn vào lúc đói bụng.
Món này rất tốt cho người bị viêm phổi, giãn phế quản, ho nhiều đờm.

Canh bí đao nấu tôm

Bí đao (hoặc bí xanh) 400 g, tôm đất 200 g, hành tím, hành lá, rau ngò, gia vị: nước mắm, tiêu, dầu ăn, bột ngọt hoặc bột nêm.
Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, cắt miếng dày chừng 3-4 cm. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu (con lớn có thể cắt đôi). Hành lá, rau ngò rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím giã dập, băm nhỏ. Ướp tôm với hành tím, ít tiêu, bột ngọt, và nước mắm.

Bắc chảo lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm, cho tôm đã ướp vào xào qua. Nêm một ít nước lạnh rồi đổ tôm vào một tô để riêng. Đổ nước vào nồi, nêm chút gia vị. Đợi nước sôi, thả bí đao vào. Chờ bí sôi lại lần nữa rồi đổ phần tôm đã xào vào canh. Nêm lại vừa ăn, bắc nồi xuống, múc ra tô, rắc hành ngò xắt nhỏ lên trên.

Canh bí đao, nấm hương

Bí đao (hoặc bí xanh) 300 g, nấm hương 10 g, gừng tươi, hành lá, dầu ăn, muối, bột ngọt, đường, bột đao, nước dùng (rau, củ, quả).

Bí đao gọt bỏ vỏ, bỏ ruột, cắt miếng dày chừng 3-4 cm. Nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ cuống, cắt 4; gừng rửa sạch, xắt sợi; hành lá rửa sạch, cắt khúc ngắn.

Cho chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi cho thêm gừng tươi, nấm hương vào xào thơm. Cho nước dùng vào nấu sôi, nêm muối, đường rồi cho bí xanh vào. Đun sôi lửa nhỏ đến khi bí chín nhừ, nêm bột ngọt, múc ra tô, rắc hành lên trên.

Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Bí đao hầm hạt sen, nấm hương, táo tàu

Bí đao 300 g, hạt sen 80 g, nấm hương 10 cái, táo tàu 10 trái, gừng tươi 10 g, muối, bột nêm, dầu mè, mỗi thứ 1 muỗng cà phê, nước dùng (rau, củ, quả) khoảng 1 lít.

Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng dày chừng 3-4 cm. Hạt sen ngâm nước nóng cho mềm. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu vào đun nóng, cho gừng vào phi vàng thơm rối cho tiếp nấm hương, hạt sen, nước dùng vào, nấu khoảng 30 phút. Nêm muối, bột nêm, sau cùng cho bí đao và táo tàu vào. Nấu sôi thêm khoảng 10 phút cho bí đao chín mềm là được. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Canh rong biển, thịt heo

Rong biển 50 g, thịt heo nạc 100 g, giò sống 100 g, cà rốt 1 củ nhỏ, táo tàu 10 trái, nấm hương 50 g, hành củ, muối, tiêu, bột ngọt, dầu mè

Nấm đông cô ngâm nước, rửa sạh, cắt bỏ cuống, cắt 4; táo tàu ngâm nước, rửa sạch, bỏ hột. Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, tỉa hoa. Rong biển ngâm nước, rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo.

Thịt heo bằm nhuyễn, trộn chung giò sống, rong biển, tiêu, muối, bột ngọt, dầu mè, củ hành băm. Vo hỗn hợp thành từng viên. Bắc nồi nóng, phi hành thơm rồi xào sơ cà rốt, sau đó chế nước dùng vào, nấu sôi thì bỏ nấm và táo tàu. Ðợi nước sôi thì cho từng viên hỗn hợp vào nồi. Nấu chín lại là được. Múc ra tô, rắc hành, ngò, tiêu, dùng ăn nóng.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Dinh dưỡng giúp vết thương mau lành sẹo

Vết thương (sẹo) lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp vết thương mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết thương.

Sự lành của một vết thương bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn có xuất huyết và viêm. Ở giai đoạn này, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng - mưng mủ. Giai đoạn tạo mô hạt để làm đầy vết thương và giai đoạn tái tạo biểu bì để vết thương lành hoàn toàn.

Một chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý để giúp vết thương mau lành sẹo?


Kẽm và selen là những chất khoáng giúp mau lành vết thương, có nhiều trong hải sản

Ăn đầy đủ chất đạm (protein), đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Do đó nếu chế độ ăn quá nghèo đạm hoặc ở người bị suy dinh dưỡng, người có bệnh lý làm giảm đạm trong cơ thể, người bị rối loạn chuyển hóa đạm thường vết thương lành sẹo chậm hơn, hoặc có khi không lành được do thiếu đạm quá nặng. Mỗi ngày cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…

Nên dùng những thực phẩm giàu các vitamin A, B, C, K…Vitamin C hoạt động như một đồng yếu tố trong quá trình sản sinh collagen, giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể… Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây thuộc họ cam quít, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…Vitamin A giúp chữa lành vết thương nhờ kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin A có nhiều trong các loại rau màu lá xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa. Vitamin K cũng rất quan trọng vì trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương, vitamin K đóng vai trò chính. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi…

Nên dùng những thực phẩm bổ máu chứa sắt, acid folic, vitamin B12 vì máu sẽ giúp mang protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Đồng thời, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Trong quá trình tổng hợp collagen, sắt cần thiết cho việc chuyển hóa của các chất proline và lysine. Thực phẩm bổ máu gồm thịt bò, huyết, gan, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm…

Nên dùng những loại thực phẩm giàu kẽm và selen. Đây là những loại chất khoáng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn. Kẽm có nhiều ở các loại hải sản (nghêu, sò, ốc, hào, tôm…), gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Selen cũng có nhiều trong cá, hải sản và trứng, vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt.

Cần tránh những thực phẩm trước đây ăn hay bị dị ứng vì dị ứng sẽ gây tăng hiện tượng viêm tại chỗ, tạo mủ.

Đối với người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch… thì vết thương thường chậm lành hơn, do đó cần cung cấp thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng như các loại sữa cao năng lượng với đầy đủ hàm lượng chất đạm, vitamin, khoáng chất cần thiết, có thể bổ sung 1 - 2 ly/ngày ngoài các bữa ăn chính để giúp cho vết thương được mau lành hơn.

Để có một vết thương mau lành như ý muốn thì ngoài việc quan tâm chăm sóc vết thương bạn nên có một chế độ ăn đa dạng, cân đối và ưu tiên dùng những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, bỏ thuốc lá, không ăn những thức ăn từng bị dị ứng…

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Những ‘tác dụng phụ’ của rau má

Trong dân gian, rau má như một loại thuốc thông dụng và là thức ăn bổ dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nếu ăn hay uống quá nhiều rau má cũng có thể nguy hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em.

ảnh minh họa

Đã từ lâu, rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má.

Dù sao thì cũng không thể phủ nhận một vài công dụng của rau má trong y học như sau:

Thức ăn bổ dưỡng, có lợi cho da

Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da... Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đồng thời khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da cũng có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương.

Đặc biệt khi hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác dụng lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da. Chiết xuất từ rau má có tác dụng chống lại sự lão hoá làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn. Ngoài ra loại rau này còn có tác dụng chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Không chỉ thế, các sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá trong rau má có thể làm chậm sự lão hoá làn da, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Làm lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.

Giảm lo âu

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.

Các lợi ích khác

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...

Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược "nguồn mạch sự sống" bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.


Tác dụng phụ của rau má

Theo BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, chưa có một nghiên cứu nào nói rằng dùng quá nhiều rau má và dùng với lượng bao nhiêu thì có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày.

Rau má là một loại rau ăn bình thường và vì chưa thấy ngộ độc nên nhiều người vẫn cứ dùng thường xuyên, nhưng quan điểm của Đông y thái quá thì bất cập, ăn nhiều quá thì sẽ sinh bệnh. BS. Nguyễn Hồng Siêm cũng khuyến cáo nên có chế độ sử dụng rau má hợp lý, tránh tác động không tốt đến sức khỏe của chúng ta.

Thực tế rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua; phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai... Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!


13 thực phẩm vừa ngon vừa chống ung thư hữu hiệu

Có một vài loại thực phẩm sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ. Bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng sau hàng ngày nhé.

Nấm

Mỗi loại nấm khác nhau có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư, đặc biệt là hoạt chất betaglucan có khả năng ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư, đồng thời trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.


Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên được bổ sung đa dạng các loại nấm như mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô, ngân nhĩ,…

Cà tím

Cà tím được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP và chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.

Mướp đắng

Mướp đắng giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.


Khoai lang

Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA và beta- carotene có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A nên có tác dụng bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh ung thư và tiểu đường.


Hành

Giống như tỏi, hành là thành viên thuộc họ hành, bao gồm tỏi tây, hẹ tây và hành lá. Hành cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vì khả năng can thiệp vào sự tiến triển của khối u và mang lại hiệu quả tích cực chosức khỏe.

Theo đó, hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng.

Nghệ

Hoạt chất chính chiết xuất từ củ nghệ vàng giúp ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…


Nghệ có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, vừa phòng ngừa ung thư một cách tích cực ngay từ lúc mới hình thành tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.

Gừng

Các tế bào thông thường có vòng đời xác định và sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng liên tục gia tăng và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất dinh dưỡng thực vật trong củ gừng là 6-gingerol. Chất này có tác dụng thúc đẩy kết thúc vòng đời của tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng sản sinh và phát triển của căn bệnh này.

Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt đến hệ miễn dịch.


Trong tỏi cớ chứa nhiều selen - một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.

Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.

Quả lựu

Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.


Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.

Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen - yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Kiwi

Kiwi giàu vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp 4-12 lần cam quýt, gấp 30 lần táo và 60 lần với nho. Trong kiwi hàm chứa một loại chất hoạt tính ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư trong cơ thể.

Lúa mì

Lúa mì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Uống nước ép từ mầm lúa mì sẽ giúp một lượng lớn chất xơ dễ dàng đi vào cơ thể giúp giảm các bệnh như đau ruột kết, trực tràng ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh ung thư.

Các loại rau họ cải


Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư  có sức mạnh đáng kinh ngạc.

Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải,… càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!




Những thực phẩm giúp cải thiện chiều cao

Mặc dù chiều cao cơ thể được xác định về mặt di truyền, nhưng nó cũng phục thuộc rất lớn vào yếu tố bên ngoài và dinh dưỡng.

Chiều cao không phát triển có thể do không đủ dinh dưỡng. Với một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cải thiện rất nhiều về sự phát triển chiều cao, đặc biệt là khoảng thời gian niên thiếu. Kết hợp giữa thực phẩm và rèn luyện thể dục giúp đạt chiều cao tối ưu và cân nặng hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng hình thành cơ bắp, dây chằng, gân và xương.

1.  Sữa

Canxi cực kỳ cần thiết, nó có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển và duy trì bộ xương chắc khỏe, đồng thời nó hoạt động như một chất tăng chiều cao. Sữa là một nguồn canxi tuyệt vời, bên cạnh đó, nó còn cung cấp vitamin A có vai trò giữ canxi ở lại cơ thể. Nó cũng chứa protein giúp xây dựng các tế bào của chúng ta. Sữa có thể tiêu hóa dễ dàng và tạo điều kiện hấp thụ tối đa protein. Sữa tách kem không chứa chất béo và chứa 100% protein. Hãy uống ít nhất 2-3 ly sữa hàng ngày

2. Sản phẩm từ sữa

Ngoài sữa, các sản phẩm từ sữa cũng giúp tăng chiều cao, những thực phẩm từ sữa như pho mát, Paneer, sữa chua,…. cũng chứa nhiều protein và canxi, vitamin A, D và E. Vitamin D và canxi rất cần thiết cho sự tăng trưởng xương. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến còi xương. Cung cấp đủ canxi rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì.

3. Trứng

Trứng rất giàu nguồn protein. Phần lòng trắng trứng có 100% protein rất tốt cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Vì vậy, nó giúp tăng chiều cao tự nhiên của bạn. Trong chế độ ăn uống nên bổ sung trứng để tăng chiều cao.

4. Trái cây có múi, rau xanh

Bên cạnh việc giúp tăng chiều cao, trái cây và rau củ xanh giúp duy trì một lối sống lành mạnh, chúng cung cấp vitamin, chất xơ, kali và folate. Vitamin A giúp phát triển xương và các mô. Các loại trái cây: bưởi, đu đủ, xoài, chanh dây, dưa hấu và quả mơ giàu vitamin A. Vitamin A cũng được tìm thấy trong các loại rau củ như cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau bina, cải bắp, khoai lang….

5. Tinh bột và ngũ cốc


Tinh bột và ngũ cốc là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta. Bên cạnh đó, chúng cũng cung cấp vitamin B, chất xơ, sắt, magiê... Vì chúng cung cấp lượng calo cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, khi trẻ em đi qua một giai đoạn tăng trưởng thì mức độ tiêu thụ calo được gia tăng. Gạo lứt, ngô, bột mì và ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho sự phát triển của trẻ đang dậy thì.

6. Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều protein nhất và do đó rất tốt cho việc tăng chiều cao của bạn. Điều này sẽ giúp xây dựng các mô và cơ bắp.

7. Thịt gà

Tất cả các loại thực phẩm giàu protein đều có lợi cho cơ bắp và xương, lượng thịt gà trong kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng có thể tạo sự khác biệt đáng kể về chiều cao của bạn.

8. Đậu nành (đậu tương)

Đậu nành giàu protein nhất trong số tất cả các loại thực phẩm từ thực vật. Protein tinh khiết có trong đậu nành giúp cải thiện xương và khối lượng mô. Để tăng chiều cao, cung cấp 50 gam đậu nành trong thực đơn hàng ngày. Khi ăn chay, để cung cấp đủ protein hãy dùng các sản phẩm từ đậu nành, chúng rất bổ dưỡng.

9. Bột yến mạch

Bột yến mạch cũng là một nguồn protein thực vật tuyệt vời. Nó giúp tăng khối lượng cơ và giảm chất béo, được khuyến khích dùng 50 gram bột yến mạch cho bữa ăn sáng mỗi ngày.

10. Canxi từ san hô

Như tên gọi, đây là loại canxi được lấy từ san hô biển. Nó giúp tăng khối lượng xương, tạo xương phát triển chiều cao. Canxi này cần được dùng từ sớm cho trẻ thiếu niên, đang dậy thì sẽ có hiệu quả tốt nhất

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!