Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Phương thuốc cho người bệnh gan

Theo y học cổ truyền người mắc bệnh gan là do tỳ hư, thấp nhiệt khu trú trong gan gây ra, bệnh thường phát ra ở những người thể tạng Tỳ hư, nóng trong, hay uống rượu, ăn ngọt, mặn, béo quá nhiều.

Quả dâu tằm
Quả dâu tằm
Ngoài dùng thuốc điều trị thì phương thuốc sau đây giúp mát gan, tốt cho người bệnh.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Gạo tẻ 250g, rau chân vịt 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: rửa sạch rau chân vịt, cắt khúc, chần qua nước sôi. Gạo tẻ vo sạch vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần.

Bài 2: Gạo tẻ 60g, quả dâu tằm tươi 60g, chút đường phèn. Gạo tẻ vo sạch, dâu rửa sạch. Rửa sạch dâu, cho vào nồi cùng gạo tẻ ninh nhừ thành cháo thêm chút đường phèn, ăn nóng ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Gạo tẻ 60g, quyết minh tử 10g,  đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, quyết minh tử rửa sạch cho nước ngập đun nhỏ lửa đổ lấy nước. Gạo tẻ ninh với nước thuốc quyết minh tử, ninh nhừ thành cháo. Sau đó thêm đường phèn để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.

Bài 4: Gạo tẻ 100g, rau cần 150g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, cắt khúc đun kỹ lấy nước. Gạo tẻ vo sạch, dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần.

Bài 5: Gạo tẻ 100g, hoa cúc 15g,  muối ăn lượng vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, hoa cúc ngâm rồi rửa sạch sau đó cho vào nồi đổ nước ngập ninh thành cháo. Nêm gia vị vừa đủ ăn nóng ngày 2 lần.

Bài 6: Gạo tẻ 80g, hoa hồng trắng 5g. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, hoa hồng rửa sạch cho vào nồi cháo đun sôi trong 2 - 3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 5 ngày.

Phương thuốc cho người bệnh gan - 2

Hồng trắng... vị thuốc tốt

Bài 7: Gạo tẻ 100g, đỗ xanh 100g, táo nhân 50g, ngó sen 5 cái. Cách chế biến: Gạo tẻ, đỗ xanh  vo sạch. Táo nhân ngâm nước 20 phút rồi vớt ra; ngó sen rửa sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi  ninh nhừ thành cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Lưu ý: Để các bài thuốc có hiệu quả với cơ địa và mức độ của bệnh thì cần được các thầy thuốc có kinh nghiệm bắt mạch và tư vấn cụ thể.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Chạy bộ ‘đúng cách’ để cải thiện sức khỏe toàn diện

Chạy bộ như thế nào mới là đúng và khoa học nhỉ? Lợi ích từ chạy bộ

Chạy bộ ‘đúng cách’ để cải thiện sức khỏe toàn diện
ảnh minh họa

Chạy bộ có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nâng cao sức khỏe của các bộ phận bên trong cơ thể, giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần… Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích trên, chúng ta cũng cần có cách chạy bộ “đúng chuẩn” bởi việc chạy sai cách không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong nữa đấy!

Có nên chạy hết “công suất”?

Theo các chuyên gia nghiên cứu tại các viện nghiên cứu tim mạch ở Mỹ, những vận động viên thường xuyên chạy quá sức có tuổi thọ ngắn hơn những người thường chạy bộ ở mức độ nhẹ nhàng. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh quá sức sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi kéo dài, gây tổn thương tim, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ tử vong. Cũng theo một trong các tác giả của nghiên cứu này, chúng mình nên giữ thói quen chạy bộ khoảng 3 giờ mỗi tuần ở tốc độ vừa phải để đạt được lợi ích tốt nhất.

Với những người luyện tập hàng ngày bằng hình thức chạy bộ, các bạn cũng chỉ nên chạy với mức độ hợp lý. Các bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ luyện tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân.


Tips để chạy bộ “đúng chuẩn”

Để việc chạy bộ thật sự đạt hiệu quả cao, các bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Với những người vừa bắt đầu “công cuộc” luyện tập bằng cách chạy bộ, bạn nên đi bộ trong vòng 4 - 6 tuần đầu tiên. Thói quen đi bộ hàng ngày sẽ giúp chúng mình làm quen dần với chạy bộ và không bị đuối sức so với việc bạn bắt đầu ngay bằng hình thức chạy.

- Để duy trì thói quen chạy bộ, các bạn cũng cần giữ cho mình tính kiên định, chạy đều đặn, không bỏ dở giữa chừng. Nó sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả một cách cao nhất.

- Khi chạy bộ, bạn có thể đo tốc độ của mình. Điều này sẽ giúp bạn duy trì và nắm bắt về sự tiến bộ của bản thân khi chạy bộ. Đồng thời, nó cũng là cách để ngăn ngừa việc chạy quá sức.

- Chạy nghiêng về phía trước, giữ mắt nhìn xa, thả lỏng vai, tránh khoanh tay khi chạy. Với tư thế chạy bộ như vậy, chúng ta sẽ tránh được những mệt mỏi, đau nhức, đồng thời giúp việc chạy bộ đạt hiệu quả cao nhất có thể.

- Cuối cùng, hãy chọn cho mình một đôi giày thể thao thật tốt để hỗ trợ cho “công cuộc” chạy bộ nhé!

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Người cao huyết áp tránh ăn gì ?

Chế độ ăn uống cân bằng là yếu tố quan trọng góp phần phòng bệnh tăng huyết áp cũng như các bệnh liên quan.

Người bị cao huyết áp cần hạn chế thực phẩm ngọt, thực phẩm muối chua...- Ảnh: Shutterstock
Người bị cao huyết áp cần hạn chế thực phẩm ngọt, thực phẩm muối chua...- Ảnh: Shutterstock

Chuyên gia dinh dưỡng Poonam Gokhale của Bệnh viện Hinduja ở Mumbai (Ấn Độ) phát biểu trên Healthmeup rằng, nếu bạn được chẩn đoán cao huyết áp, việc thay đổi lối sống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn uống là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng. Cũng theo tiến sĩ Gokhale, một số loại thực phẩm sau cần tránh với những người huyết áp cao.

Muối: Chúng ta thường có xu hướng tiêu thụ muối nhiều hơn yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ cần cắt giảm lượng muối hằng ngày là có thể giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp. Lượng muối ăn của mỗi người không nên vượt quá 6 gr/ngày - nếu vượt ngưỡng này, lâu ngày sẽ dẫn đến một số nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là tăng huyết áp, tiến sĩ Gokhale cho biết. Để phòng ngừa bệnh cao huyết áp, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn cũng như các loại thức ăn nhanh, vì chúng thường chứa rất nhiều muối.

Dưa chua: Để làm dưa chua, người ta thường sử dụng rất nhiều muối nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Và dĩ nhiên vì chứa hàm lượng natri cao (natri làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp) nên dưa chua được xem là một trong những thủ phạm làm tăng huyết áp.

Trái cây và rau đóng hộp: Muốn hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp. Để bảo quản, các thực phẩm này thường được ngâm khá lâu trong nước muối. Vì vậy, trước khi tiêu thụ hãy chắc chắn rửa sạch chúng để làm giảm lượng natri.
Bánh: Các sản phẩm bánh đóng gói chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, natri, bột nở. Đây là những chất có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và béo phì.

Chất ngọt, béo: Đường và các đồ ngọt khác từ đường như kẹo, bánh ngọt cần tránh vì chúng có liên quan đến chứng béo phì nếu tiêu thụ quá nhiều. Có không ít nghiên cứu đã chứng minh những người béo phì thường bị cao huyết áp. Tiêu thụ nhiều chất béo, chất ngọt có khả năng bị béo phì, từ đó dẫn đến huyết áp cao.

Rượu: Chất cồn làm tổn thương thành động mạch dẫn đến chứng xơ cứng và hẹp động mạch hay còn được gọi là xơ cứng động mạch. Tình trạng này về lâu sẽ dẫn đến chảy máu động mạch với áp lực cao, gây tăng huyết áp.

Caffeine: Giảm tiêu thụ các sản phẩm từ cà phê hoặc một số loại nước giải khát chứa các chất kích thích có thể giảm được huyết áp. Caffeine là chất gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Cải bó xôi - thực phẩm tốt nhất trong các loại rau

Cải bó xôi là loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và xương. Nó thực sự là một trong những thực phẩm tốt nhất trong các loại rau.


  Rau cải bó xôi là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau. Ảnh: redorbit
Rau cải bó xôi là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau. Ảnh: redorbit

Màu lá xanh đậm của loại rau này có một số lợi ích sức khỏe cho da, tóc và xương. Nó là một nguồn giàu kali, sắt, magiê và vitamin A, K, D và E. Vì vậy hãy bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống để nhận được những lợi ích sức khỏe.

Chống lại ung thư

Cải bó xôi chứa một lượng lớn chất flavonoid, có đặc tính chống ung thư. Nó làm chậm quá trình phân chia tế bào trong dạ dày và thu nhỏ các tế bào ung thư da. Nó cũng có kết quả đáng kể trong việc chống lại sự xuất hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nâng cao sức khỏe cho đôi mắt

Cải bó xôi chứa carotenoids, giúp bảo vệ mắt, chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Củng cố sức khỏe của xương

Cải bó xôi là một nguồn cung cấp vitamin K, canxi và magiê, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương.

Cải thiện sức khỏe của da

Hàm lượng vitamin A trong rau cải bó xôi giúp da khỏe mạnh, duy trì độ ẩm thích hợp trong lớp biểu bì, chống lại các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, nếp nhăn, bệnh vẩy nến,…

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Ăn rau cải bó xôi sẽ đảm bảo sự duy trì mức độ khỏe mạnh của các tế bào máu trắng. Hơn nữa còn giúp chống lại bệnh nhiễm trùng và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Ngăn ngừa mệt mỏi

Khi nói đến việc chiến đấu với sự mệt mỏi, rau cái bó xôi là một lựa chọn lành mạnh và tốt hơn so với caffeine. Ăn rau cải bó xôi sẽ giúp tăng mức năng lượng. Hàm lượng sắt trong loại rau này cũng sẽ tăng lượng oxy trong cơ thể. Bên cạnh đó nó điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa mệt mỏi.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Thực phẩm vị đắng và chát có tác dụng gì?

Nhiều loại rau quả có vị đắng, chát có giá trị dinh dưỡng và phòng bệnh cao.

Thực phẩm vị đắng và chát có tác dụng gì?
ảnh minh họa
1. Mướp đắng

Nghiên cứu cho thấy, mướp đắng là” sát thủ của chất béo” giúp giảm béo hiệu quả. Chất giúp tiêu mỡ đặc biệt trong mướp đắng có tác dụng giảm tới 40-60% lượng đường trong cơ thể. Do đó, mướp đắng là một trong những loại quả được dùng trong Đông y khá phổ biến, vừa có tác dụng chữa bệnh đau đầu, vừa giúp giảm cân hiệu quả.

Lưu ý, không nên xao mướp đắng ở nhiệt độ quá cao, bởi nhiệt độ cao sẽ làm hàm lượng chất có tác dụng giảm béo bị phân hủy. Do đó, tốt nhất nên thái nhỏ mướp đắng để làm các món nộm, salat. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả giảm béo, giúp bạn sở hữu một thân hình thon gọn, khỏe mạnh.

2. Cỏ cà ri

Cỏ cà ri (một loại gia vị) có thể rất đắng nhưng có chứa yếu tố cần thiết cho sức khỏe như protein, vitamin C, niacin, kali, và diosgenin. Thêm cỏ cà ri vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm tăng ham muốn tình dục, chữa bệnh rối loạn nội tiết tố, vấn đề về da và tim.

3. Cải xoăn

Cải xoăn được gọi là nữ hoàng rau xanh. Cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi. Cải xoăn có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như carotenoid và flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nó cũng là loại thực phẩm giải độc hoàn hảo cho gan của bạn. Luôn chắc chắn rằng bạn thêm các loại thực phẩm có vị đắng trong chế độ ăn uống để có một cuộc sống khỏe mạnh.

4. Sung

Quả sung chín vị ngọt có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Lá sung non ăn như rau sống có vị chát, gây lợi sữa. Lá và dây của sung thằn lằn là vị thuốc trị di tinh, cường dương. Nên thu lấy thân dây già chặt khúc nấu nước uống thường xuyên sẽ giúp ăn ngon, ổn định thần kinh, giúp ngủ tốt.

5. Ổi

Qủa ổi chứa nhiều vitamin C (486 mg/100 g) và chất chát pectin. Lá ổi chứa 0,31% tinh dầu, B-sitsterol, axit maslinic, axit guijavalic, 7- 10% tanin pyrogalic và khoảng 3% nhựa chất pectin. Quả ổi còn xanh ăn có vị chát sít, làm săn niêm mạc dạ dày và ruột, giảm tiết dịch vị và dịch ruột, giảm nhu động ruột. Trái lại ăn quả ổi chín có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Các món ăn có ổi non ăn dễ tiêu, chắc ruột, giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu mỡ, đường, chống béo phì.

6. Trâm mốc

Có vị ngọt chát, giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày. Lá trâm mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được dùng nấu nước uống như trà có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

7. Qủa bần

Chất chát của quả bần làm chắc thành mạch và lành các vết loét dạ dày, giảm hấp thu đường, mỡ, có tác dụng hạ huyết áp. Có thể uống nước của quả bần đĩa lên men để chữa bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.

8. Cà na

Là loại cây rừng có khoảng 600 loài. Nhiều loài cũng được trồng để khai thác: cà na nhọn (Canarium Subulatum) rất chát, cây bụi mọc ven sông rạch đồng bằng sông Cửu Long, rừng Sát Cần Giờ. Cà na bầu có nhiều ven sông rạch tỉnh Tiền Giang, trám đen (Canarium nigrum) và trám trắng (Canarium album) mọc ven sông suối tỉnh Đác Lắc. Trong quả trám có 12% protit, 1% chất béo, 12% hydrat cacbon, 0,2% canxi, nhiều phốt phát, sắt và vitamin C (21mg/ 100g).

Trái cà na nhọn và cà na bầu ăn có vị chua, chát sít do chứa nhiều tecpinen và chất tecpineol. Quả của các loài cà na ăn tốt có tính ôn hòa, không độc, tốt cho yết hầu, sinh tân dịch, chống viêm hầu họng. Ngoài ra còn có tính giải độc rượu và độc cá nóc, có thể ăn sống hoặc qua chế biến như luộc, sên đường, ướp muối, giúp ổn định thần kinh, chống stress. Nếu ăn thường xuyên sẽ giảm bệnh béo phì. Những người gầy yếu, huyết áp thấp, suy dinh dưỡng không nên dùng do hạn chế hấp thu chất đường và bột.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn

Có một số thực phẩm mà khi đói chúng ta không nên ăn vì nó có thể gây hại đến sức khỏe và dạ dày, dưới đây là một số thực phẩm như vậy.

6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn
ảnh minh họa
Sữa chua
6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn 1

Sữa chua rất giàu vi chất, là nguồn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng cơ thể. Nó cũng rất giàu canxi và hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa nhờ các protein chuyên biệt.
Không thể phủ nhận vai trò của sữa chua đối với sức khỏe nhưng sữa chua sẽ phản tác dụng nếu bạn không  ăn đúng thời điểm. Nếu bạn ăn lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
Cách ăn có lợi cho sức khỏe là 2 tiếng sau bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể ăn trước khi đi ngủ. Với hai cách này có thể phát huy hết tác dụng của sữa chua giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt các lượng thức ăn bạn đã ăn buổi trưa và tối. Bên cạnh đó còn có khả năng làm đẹp cho da của bạn.

Cà chua

Trong cà chua chưa nhiều chất nhựa và các axit. Khi đói cơ đói cơ thể không đủ năng lương để chuyển hóa hai chất này, nên khi thực phẩm này vào cơ thể các axit và men tiêu hóa sẵn có trong dạ dày sẽ phản ứng tiêu cực với chúng. Hậu quả, xảy ra hiện tượng kết tủa dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó tiêu.

Nếu lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày.

Quả chuối


6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn 3

Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C. Chuối có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng sẽ phản tác dụng khi bạn dùng chuối làm thực ăn khi đói, lúc này hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thế lúc đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày của bạn.

Trà

6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn 4

Trà xanh có công dụng rất lớn đối với sức khỏe của bạn như có khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, chống sâu răng. Nhưng uống trà lúc bạn đói không tốt cho dạ dày của bạn chút nào cả.

Nếu bạn uống trà với cái bụng trống rỗng, sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, và dẫn đến hiện tượng “say trà” có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đứng có cảm qíc quay cuồng.

Khoai tây

6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn 5
Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm. Tuy nhiên, ăn khoai tây với cái bụng đói không tốt một chút nào.

Khi đói bụng, nếu bạn ăn khoai tây nó sẽ kích thích quá trình tiết axit trong dạ dày. Vì vậy, với những người bị bệnh viêm và đau dạ dày, không nên ăn khoai tây vào lúc dạ dày đang trống rỗng để tránh làm bệnh nặng thêm

Uống bia, rượu

6 thực phẩm càng đói càng không nên ăn 6

Sử dụng bia, rượu vào lúc dạ dày đang còn trống, nhất là các loại rượu mạnh dễ làm phát sinh tình trạng ngộ độc rượu nghiêm trọng, gây nôn ói, và các triệu chứng khác về huyết áp, tim mạch.

Bên cạnh đó, khi đói mà uống rượu dễ dẫn đến đau dạ dày, nhiều trường hợp còn làm cho lượng đường trong máu thấp. Lúc đó, có thể xảy ra các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào. Đặc biệt, nếu lượng đường trong cơ thể xuống quá thấp sẽ dẫn đến hôn mê.
Uống rượu khi đói rất dễ say xỉn và nguy cơ phá hoại dạ dày rất cao. Vì thế hãy lót dạ trước khi uống rượu để bảo vệ sức khỏe.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Những bài thuốc giúp bạn phòng và trị bệnh cúm

Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có khả năng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

  Tô diệp (tía tô)
Tô diệp (tía tô)

Theo YHCT, bệnh cúm còn gọi cảm mạo, có 2 loại: cảm mạo phong hàn (cảm lạnh) và cảm mạo phong nhiệt (cảm nóng), đều do các nguyên nhân bên ngoài tức hàn tà (lạnh) hoặc nhiệt tà (nóng) gây ra. Cúm virut cũng do nguyên nhân bên ngoài, song cụ thể là do virut, do đó còn gọi là “cảm mạo tính lưu hành”. Nguyên nhân và các triệu chứng của cúm virut gần giống với bệnh cảm mạo nói chung, như sốt cao, rét nhiều, đau đầu... Song, nhiều triệu chứng trong đó biểu hiện giống với cảm mạo phong nhiệt, như sốt, ho nhiều, đờm nhiều... Thời gian ủ bệnh thường chỉ độ một ngày, rồi người bệnh đột ngột bị sốt cao (39 - 400C), rét run, thường kéo dài tới 3 - 5 ngày, thậm chí tới 7 ngày. Sau đó thân nhiệt hạ dần, người bệnh mệt mỏi, đau đầu dữ dội, đau các khớp, chân tay vô lực, da khô nóng, đôi khi phát ban, mắt đỏ, chói mắt, rát họng, nhiều đờm, sổ mũi, đôi khi chảy máu cam, miệng đắng, chán ăn, buồn nôn, táo bón... Sau 5 - 7 ngày, các triệu chứng giảm dần. Tuy nhiên, cần đề phòng các biến chứng như viêm phổi cấp dẫn đến khó thở, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong. Chính vì thế, cần theo dõi và có những xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cấu trúc của một virút cúm A

Cấu trúc của một virút cúm A
Sau đây là một số bài thuốc phòng và trị bệnh cúm:

Bài 1: Rễ quán chúng 5 - 10g, sắc uống, ngày một thang, có thể hãm như chè để uống trong ngày. Uống liên tục nhiều ngày, khi có dịch cúm, để phòng bệnh, hoặc sau sốt có phát ban.

Cát cánh

Cát cánh
Bài 2: Rễ dành dành, rễ bạch đồng nữ, mỗi vị 30g; cúc hoa 9g, rễ sài hồ, rễ kim ngân, rễ hậu phác, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày một thang. Uống liên tục nhiều ngày, khi có dịch cúm để phòng bệnh.

Bài 3: Thanh cao 3g; kim ngân hoa, mã tiên thảo, tang diệp mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, uống liên tục nhiều ngày, khi có dịch cúm để phòng bệnh.

Bài 4: Cúc hoa 15g; rau dấp cá, dây kim ngân mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, uống liên tục nhiều ngày, khi có dịch cúm để phòng bệnh.

Mạch môn đồng

Mạch môn đông
Bài 5: Cúc hoa 8g; rau dấp cá, dây kim ngân, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng để phòng và trị cúm virut.

Bài 6: Mạch môn đông, dây kim ngân, mỗi vị 20g; bạc hà 12g. Sắc uống, cứ 3 ngày uống một lần, mỗi lần 1 bát. Dùng để phòng và trị cúm virut.

Bài 7: Khi bị cúm kèm theo ho, dùng bài: tô diệp, tiền hồ, cát cánh, hạnh nhân, mỗi vị 15g, sắc uống ngày một thang; hoặc bối mẫu, tri mẫu, tang diệp, hạnh nhân, mỗi vị 9g, tô diệp 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8: Khi bị cúm kèm theo ho, họng sưng thũng, đau, dùng bài: ngưu bàng tử 15g; kinh giới, cát cánh, mỗi vị 10g; sinh cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 9: Khi cúm bị ho kèm theo khó thở, dùng bài: tiền hồ, hạnh nhân, mỗi vị 15g; tô tử, cát cánh, mỗi vị 10g; hoặc hạnh nhân, tiền hồ mỗi vị 15g; kinh giới, cát cánh mỗi vị 10g, sinh cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 10: Khi bị cúm có ho kèm theo đau tức sườn ngực, dùng bài: trần bì, tiền hồ mỗi vị 6g; cát cánh 9g; tô diệp, gừng tươi mỗi vị 3g. Sắc uống ngày một thang.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả la hán

Quả la hán có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng thông tiện.

Nước la hán quả
Nước la hán quả
Quả la hán tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle., họ bí (Cucurbitaceae). Cây la hán là cây đặc sản vùng Quảng Tây, Quế Lâm - Trung Quốc, hiện nay có rất nhiều dạng chế phẩm hoặc dạng quả khô được bán tại các cửa hàng thuốc bắc hay các quán giải khát.

Quả la hán chứa đường fructose và glucose, saponin tritecpen, chất nhày, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng Mn, Fe, Zn, Se, iốt... Theo Đông y, la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón,...
 
Nghiên cứu gần đây cho thấy, la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hoá. Đặc biệt, tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát. Hằng ngày có thể dùng 9 - 15g bằng cách sắc, hãm.

Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền, đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.

Nước la hán mứt hồng: la hán 1 quả, mứt hồng 1 quả. Các vị thái lát, đập vụn, thêm nước nấu sắc ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp dị ứng, ho gà (ho dài ngày thành cơn).

Sirô bối mẫu quả la hán: xuyên bối mẫu 10g, la hán quả 1 trái. La hán nghiền vụn, thêm ít đường mật với lượng thích hợp, nấu sắc kỹ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản, viêm họng khô có nóng sốt, ho khan ít đờm.

Nước la hán quả: la hán 1 - 2 quả. Đập giập, thái vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.

Canh la hán: quả la hán 50g, thịt lợn nạc 100g. Các vị thái lát, nấu kỹ với lượng nước làm canh, thêm ít muối, ăn với cơm trong ngày. Hỗ trợ điều trị lao.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Bị 10 chứng bệnh sau, kết hợp gừng tỏi trị cho hiệu quả không ngờ

Những bài thuốc kết hợp gừng, tỏi này dễ làm, dễ dùng. Đặc biệt, như đã nói, nó có hiệu quả không ngờ.

Bị 10 chứng bệnh sau, kết hợp gừng tỏi trị cho hiệu quả không ngờ
ảnh minh họa

1. Tỏi với gừng chữa bệnh chân dương kém (suy yếu tình dục nam): Dùng 2 củ tỏi và 30g gừng rang lẫn cùng nhau. Sau đó ăn riêng hoặc ăn cùng (bí quyết là rang cùng). Sau khi ăn liên tục 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả, đặc biệt với người trẻ và suy giảm nhất thời.

2. Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.

3. Chữa cảm nắng, hôn mê: gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ một lượng vừa phải: Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.

4. Bệnh cảm do gió lạnh: gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 - 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.

Mỗi lần uống 3 - 5cc pha với nước lọc nguội. Không uống quá nhiều.

5. Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu: gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt Đan điền (dướirốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).

6. Thông kinh hoạt huyết, khử phong tán hàn, trừ tê thấp: Nước gừng tươi, nước hành, nước tỏi, nước lá hẹ, dầu vừng, mỗi thứ 120g, nước lá ngải cứu 30g, rượu trắng 600g. Trước tiên cho nước gừng, hành, tỏi, hẹ, lá ngải vào ấm, trộn đều, rồi cho rượu trắng vào đun to lửa cho sôi. Sau đó rót dầu vừng vào, khuấy đều, rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi thật sánh, cho thêm ít tùng hương, hồng đơn vào khuấy đều thành cao, cho vào lọ dùng dần. Khi dùng phải hâm nóng, bôi vào khăn đắp vào chỗ tê, đau. Cứ 1 - 2 ngày thay 1 lần.

7. Tác dụng thông kinh lạc, giảm tê, giảm đau: Đau ngực, phần lớn nguyên nhân là do hàn ngưng tâm mạch, khí đọng trong lồng ngực. Triệu chứng thường thấy, ngực đầy tức, thỉnh thoảng thấy đau, cũng có khi đau dữ dội…Tỏi 2 củ, gừng tươi  8g, khoai môn 60g, sơn dược 60g. Tất cả các thứ trên đem giã nát, đắp vào chỗ đau, lấy gạc đặt lên, dùng băng dính cố định lại.

8. Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến: tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.

9. Giáng hỏa, giảm đau, đau răng: gừng tươi 6g, tỏi 6g, lá chè 12g, uy linh tiên 12g. Tất cả đem giã nát nhuyễn, cho một ít dầu vừng lòng trắng trứng vào, trộn đều đem đắp vào huyệt hợp cốc (chỗ lõm giữa ngón cái vàngón trỏ) và đắp vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở điểm1/3 từ đầu ngón cái đến gót chân). Sau đó dùng băng dính cố định lại.

10. Kiện tỳ, lợi tiểu, chủ trị viêm thận mãn: gừng tươi 3lát, hành hoa 1 cây, tỏi 3 nhánh. Đem ba vị trên giã nát, nặn thành bánh dánquanh rốn. Mỗi ngày thay băng 3 lần.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Thịt bò và 5 thực phẩm ‘cấm kỵ’ khi ăn cùng nhau

Thịt bò là loại thực phẩm bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể con người, nhưng việc cơ thể có thể hấp thụ được các giá trị dinh dưỡng của thịt bò hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cách kết hợp thực phẩm ăn cùng với thịt bò cũng là một yếu tố.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thịt lợn

Sở dĩ không thể kết hợp 3 loại thịt này khi nấu chung với nhua bởi vì thịt bò có tính ôn, kích thích chuyển hóa, ôn trung ích khí thích hợp với những người có cơ địa yếu, suy giảm khả năng chuyển hóa. Còn thịt lơn có tính hàn, thích hợp với người có cơ địa nóng, khả năng chuyển hóa cao, táo bón, bị mụn nhọt.

Nên khi kết hợp hai thực phẩm này với nhau, chúng trung hòa và làm giảm tác dụng của từng loại thịt. Vì vậy, trong nấu nướng, bạn không nên nấu chung 2 loại này. Và trogn bữa ăn cũng không nên có 2 loại thịt này cùng lúc trên bàn ăn, để phát huy tốt nhất công dụng của từng loại.

5 thực phẩm tối kỵ không ăn cùng thịt bò 1

Đậu nành

Trong thị bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp. Nguyên nhân là do khi kết hợp 2 thực phẩm này nó sẽ tạo ra sự cộng hưởng để tăng cường chất acid uric khiến cho những người bị bệnh thận và gout tình trạng them trầm trọng.

Hải sản

Ăn cùng hải sản với thịt bò có thể làm giảm tốc độ hấp thụ calci. Thịt bò có rất nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương, giúp xương chắc khỏe. Trong khi hải sản rất giàu calci và magie, hai chất này này cũng rất tốt cho xương.

Mặc dù cả 2 thực phẩm này đều tốt cho sức khỏe của xương nhưng việc kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau thì không tốt chút nào. Bời các chất calci và magie có trong thủy sản sẽ kết hợp với phosphor trong thịt bò tạo ra sự kết tủa. sự kết tủa này làm giảm sự hấp thu của phosphore và calci.

Và như thế tức là cơ thể bạn chẳng thể hấp thu đươc chất dinh dưỡng nào khi bạn ăn cùng lúc 2 thực phẩm này. Vì thế, hãy tác riêng 2 thực phẩm này khi nấu nướng để có thể có thể nhận được dinh dưỡng tối đa của cả hải sản và thịt bò.

Đậu đen

Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.
Bởi vậy bạn không nên ăn đậu đen trước khi ăn thịt bò 2 tiếng. tối thiểu, bạn phải ăn 2 món đồ này cách nhau 4 tiếng để không làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt có trong thịt bò cũng như chất xơ có trong đậu đen.

Nước chè

Nhiều người có thói quen vừa ăn xong đã uống nay một cốc nước chè. Tuy nhiên thói quên này thực sự không tốt, nhất là khi bạn vừa dung xong món thịt bò. Bời chất protein trong thịt khi tác dụng với chất axit tanic trong nước chè sẽ làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột. Khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị táo bón.
Tốt nhất, bạn không nên uống nước chè sau khi ăn thịt bò ít nhất là 2 tiếng.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Dừa cạn: Thuốc quý trị bệnh trĩ vừa sắc uống vừa dùng đắp là khỏi

Muốn trị bệnh trĩ, dùng dừa cạn và một số thảo dược khác vừa sắc uống hàng ngày, vừa dùng đắp tại chỗ mỗi đợt 10 ngày, nghỉ 3,4 ngày. Cứ như vậy bệnh sẽ dần thuyên giảm.

Dừa cạn
Dừa cạn

Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. - Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và phần ngọn của cây, phơi khô sắc uống hoặc chế biến thành dạng trà hoặc giã đắp.

Theo Đông y , dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da... Trong dân gian, người ta dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng làm mát da thịt, giảm đau, chống bội nhiễm. Sau đây là một số cách dùng dừa cạn làm thuốc:

Trị zona: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, thổ linh 16g, bạch linh 10g, kinh giới 12g, chi tử 10g, nam tục đoạn 16g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Kết hợp lấy lá dừa cạn, lá cây hòe, lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại. Công dụng: hút chất độc ra ngoài, làm giảm đau nhức.

Trị bệnh trĩ: Hoa, lá dừa cạn và lá thầu dầu tía, hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Đồng thời uống bài thuốc sau: dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống liền 10 ngày, nghỉ 3 - 4 ngày, sau đó tiếp đợt hai.

Trị tăng huyết áp:

Bài 1: dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh.

Bài 2: dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị lỵ trực khuẩn: Người bệnh đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sút cân nhanh. Bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày.

Trị chứng tiêu khát: dừa cạn 16g, cát căn 20g, thạch hộc 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g, ngũ vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị u xơ tiền liệt tuyến: dừa cạn 12g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, chè khô 12g, hoàng cung trinh nữ 5g, cát căn 16g, bối mẫu 10g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị khí hư bạch đới: dừa cạn 12g, rễ cây bạch đồng nữ 16g, biển đậu 16g, đan sâm 16g, cây chó đẻ 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Thức uống bảo vệ sức khỏe bạn trước máy tính

Để chống lại những tia bức xạ của máy tính gây tác hại cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo danh sách những loại thức uống dưới đây. Chúng có tác dụng giúp bảo vệ đôi mắt, giảm bớt mệt mỏi, bảo vệ da... bạn trước kẻ thù vô hình!

Thức uống bảo vệ sức khỏe bạn trước máy tính
ảnh minh họa

1. Nước lọc

Để chống lại những tia bức xạ của máy tính có thể gây lão hóa, bạn cần uống nhiều nước để thải các chất độc ra ngoài. Cần nhớ cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày. Đấy là lượng nước, gồm cả nước trong thức ăn mà chúng ta cần nạp vào cơ thể mỗi ngày để cân bằng lượng nước mất đi.

2. Nước ép dưa chuột

Dưa chuột rất giàu chất dinh dưỡng. Nhất là acid contained giúp cơ thể tăng cường sự trao đổi chất và bài tiết độc tố. Lượng vitamin C có trong dưa chuột cao hơn rất  nhiều so với dưa hấu. Bởi vậy, dưa chuột không những giúp chị em tránh được độc tố của máy tính mà còn đem đến cho làn da sự trắng sáng.

3. Trà câu kỷ

Câu kỷ tử chứa nhiều bêta-caroten, vitamin B1, vitamin C, canxi, sắt, có tác dụng làm sáng mắt, bổ can, thận, giảm mỏi mệt, đề kháng tình trạng gia tăng tật khúc xạ… ở những người chuyên làm việc với máy tính.

4. Trà hoa cúc

Trà có chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng tăng cường thị lực, làm mắt sáng trong, chống lại stress khi sử dụng máy tính quá lâu. Ngoài ra, các chất có trong hoa cúc còn giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp, sa sút trí nhớ khi làm bạn với máy tính trong thời gian dài.


5. Trà chiết xuất từ quả sơn trà

Trà chiết xuất từ quả sơn trà có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường thị lực, chống khô mắt, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, làm đẹp da... Còn chần chừ gì mà không mang theo loại nước uống này đi làm bạn nhỉ!

6. Trà hạt muồng

Hạt muồng có tác dụng sáng mắt, thanh nhiệt, bổ não tủy, mạnh gân cốt; rất hiệu quả với người phải ngồi nhiều trước máy tính. Cần lưu ý, người đang bị tiêu chảy không được uống trà này.


7. Canh đậu xanh - bo bo

Đậu xanh thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu; bo bo lại giúp điều chỉnh chức năng tiêu hóa, chống tiêu chảy. Món này rất tốt khi bạn thường xuyên làm việc khuya với máy tính; người bị khô miệng, táo bón, nổi mụn…

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Những thực phẩm lành mạnh có thể phản tác dụng nếu dùng sai cách

Dưới đây lầ top 5 thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải dùng nhiều là tốt, bởi quá lạm dụng những loại thực phẩm này thì nó sẽ gây phản tác dụng, có hại nhiều hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn cảm thấy tự hào khi thay đổi bữa sáng của mình từ một miếng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt nướng với bơ và món khai vị (từ thịt gà, đậu, dầu, vừng, chanh và tỏi) sang thịt xông khói, trứng và bánh quy bơ; và thưởng thức 1 ly nước trái cây tươi thay cho 1 tách cà phê vani. Tuy sự thay đổi này sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn, nhưng bạn không thể giảm cân như mong muốn.

Mặc dù cơ thể chúng ta được hưởng lợi nhờ các chất dinh dưỡng bổ sung từ các thực phẩm lành mạnh nhưng nếu quá lạm dụng những loại thực phẩm này thì cơ thể chúng có thể bị hại nhiều hơn lợi. Dưới đây là năm loại thực phẩm chúng ta nên hạn chế.

5 thực phẩm lành mạnh có thể gây phản tác dụng 1

Ảnh minh họa

Dầu ôliu

Trong chế độ ăn uống Địa Trung Hải, dầu ôliu là một thành phần không thể thiếu bởi nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Theo Mayo Clinic (một tổ chức chăm sóc y tế Mỹ), dầu ôliu có chứa hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao (MUFAs), có thể làm giảm cholesterol cũng như nguy cơ mắc bệnh tim. Mặc dù dầu ôliu được coi là một chất béo "tốt", nhưng mặt khác nó có thể làm tăng nhanh chóng lượng calo nếu bạn dùng quá nhiều dầu trong mỗi lần chế biến thức ăn.

Theo ông Lara S. Sutton, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe của Mayo Clinic: "Thay vì đổ dầu vào chảo trực tiếp từ can - có thể tăng thêm vài trăm calo cho các món ăn, thì hãy sử dụng thìa để đo cho mỗi khẩu phần ăn của bạn".

5 thực phẩm lành mạnh có thể gây phản tác dụng 2
Ảnh minh họa

Các loại hạt

Các loại hạt đứng đầu trong danh sách các loại thức ăn nhanh giàu dinh dưỡng. Chúng chứa hàm lượng protein và chất xơ cao giúp giảm cholesterol, và chúng cũng chứa đến 80% chất béo. Khi bạn ăn các loại hạt đã được đóng gói thì vô tình bạn đã nạp thêm cho cơ thể một lượng chất béo và calo dư thừa. Chuyên gia Mayo Clinic khuyên rằng bạn chỉ nên sử dụng chúng với một lượng nhỏ (khoảng 1,5 ounces = 42,5g mỗi khẩu phần) mỗi ngày.

5 thực phẩm lành mạnh có thể gây phản tác dụng 3
Ảnh minh họa

Các loại nước ép

Ông Sutton cho biết "khi bạn ép trái cây hoặc rau quả thì chất xơ - giúp bạn cảm thấy nhanh no, gần như cũng bị loại bỏ". Và khi bạn chưa cảm thấy no, bạn có xu hướng tiếp tục uống.
Vậy kết quả cuối cùng là gì? Bạn đã tiêu thụ 1 hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất ... và calo. Vì vậy, trong khi ép hoa quả là một cách tuyệt vời giúp bạn tiêu thụ các loại rau quả mà bạn không thích, thì ăn cả trái cây và rau là một cách tốt hơn giúp bạn tiêu thụ một lượng calo khôn ngoan cho cơ thể.

Ngoài ra, nếu dùng nước ép trái cây trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, chất béo, hao hụt dự trữ vitamin giúp chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Vì vậy, nếu lạm dụng dễ gây phản tác dụng.

5 thực phẩm lành mạnh có thể gây phản tác dụng 4
Ảnh minh họa

Trà xanh

Trà xanh được biết đến với một loạt những lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe, như giảm cân và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Nó cũng được sử dụng để làm dịu cơn những cơn đau đầu, tiêu chảy và buồn nôn. Tuy nhiên, nếu bạn đang uống nhiều hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày thì lượng caffein cao có thể làm cho 3 triệu chứng trên trở nên tồi tệ hơn và khiến bạn mất ngủ cả đêm.

Hơn nữa, uống quá nhiều trà xanh cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm của cơ thể. Bởi trong trà xanh không chứa calo nên có vẻ như nó thực sự an toàn để nhâm nhi với số lượng không giới hạn, nhưng hãy cố gắng chỉ uống tối đa 3 ly mỗi ngày.

Sushi hải sản sống

Ông Sutton cho biết: " Khi ăn sushi cũng đồng nghĩa với việc bạn đang được bổ sung thêm nguồn omega-3 từ cá, nhưng bạn cũng đang phải đối mặt với một kim loại độc hại được gọi là thủy ngân. Và việc tiêu thụ quá nhiều thủy ngân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của bạn, đồng thời có nguy cơ mắc phải bệnh tim cao".

Nếu bạn là một người cực kỳ yêu thích sushi thì bạn nên tránh sống các loại cá có chứa nồng độ cao chất độc hại này. Một số loại hải sản nhỏ hơn (như tôm, lươn và cua) cũng chứa thủy ngân nhưng có nồng độ thấp hơn và có thể được tìm thấy trên hầu hết các thực đơn sushi. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn các loại sushi hải sản để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

11 bài thuốc chữa bệnh từ muối ăn

Không chỉ là gia vị trong các món ăn, muối còn được dùng chữa một số bệnh mà ít ai biết đến.

11 bài thuốc chữa bệnh từ muối ăn
ảnh minh họa
1. Làm trắng răng
Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển có tác dụng làm trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa lợi (nướu) của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Bên cạnh việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối, bạn cũng có thể dùng nước muối loãng (nước pha muối) để súc miệng, giúp sát trùng răng miệng và cho bạn hơi thở thơm tho.

2. Giúp sáng mắt
Sau khi rửa sạch mặt, lấy nửa chậu nước ấm, cho một ít muối vào chờ cho tan. Úp mặt xuống dung dịch này, để nguyên như thế, mở mắt ra, di chuyển cầu mắt lên, xuống, sang trái, sang phải để đạt được hiệu quả tối ưu.

3. Sưng họng đau, viêm khoang miệng 

Mỗi ngày ngậm và súc nước muối nhiều lần.

4. Chảy máu chân răng 
Sáng và tối dùng bột muối đánh răng.

 
Ảnh minh họa

5. Đau răng do phong nhiệt 

Cành hòe nấu lên cho vào ít muối, ngậm và súc miệng. Cành hòe nấu lấy hai bát nước, cho vào 500g muối, nấu cho khô cạn, nghiền thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau; dùng nước muối đặc súc miệng.

6. Hay bị táo bón 

Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi đói hãy uống một chén nước muối nhạt.

7. Viêm túi chân lông 
Hằng ngày lấy ít muối tinh xát vào chỗ đau.

8. Đau phong thấp cơ và khớp 
Muối ăn 500g, tiểu hồi hương 125g, sao nóng lên bọc vải đắp vào chỗ đau, lạnh lại sao nóng đắp, ngày 2 lần.

9. Tẩy mụn

Đối với những bạn bị nốt mụn ở lưng, ngực, muối cũng có tác dụng trong việc tẩy bớt mụn. Trước tiên bạn phải tắm nước ấm cho cơ thể nóng lên, lỗ chân lông giãn ra, sau đó chà muối lên lưng, dùng bông tắm massage nhẹ khoảng 1 phút, không nên mạnh tay. Tiếp theo, dùng miếng bông xốp lớn nhúng vào nước muối, dán lên lưng khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước.

10. Muối khống chế lượng dầu

Với những bạn da mặt nhờn, có thể xoa một chút muối lên sau khi đã rửa sạch mặt, massage nhẹ nhàng rồi để yên khoảng 3 phút. Sau đó dùng ngón tay giữa massage dọc hai bên sống mũi từ dưới lên trên.

11. Khử độc cơ thể

Làn da bị sạm đen, nổi mụn nếu phải thu nạp một lượng quá lớn các chất hóa học do môi trường ô nhiễm, khói, bụi…

Để thanh lọc cho cơ thể cũng như làm tươi mới làn da, không khó như bạn vẫn tưởng, chỉ cần khi tắm bạn thêm ½ chén muối biển vào trong chậu nước tắm, tiếp đó ngâm mình ít nhất 10 phút trong đó sẽ giúp cơ thể cũng như làn da thải loại được những chất hóa học rất độc hại.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Lá dâu - vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can, có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Trong y học cổ truyền, lá dâu được sử dụng rất nhiều để chữa bệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.

Cách dùng tang diệp làm thuốc:

Tán nhiệt, giải biểu:

Dùng Nước tang cúc: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống. Dùng cho các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn.

Mát gan, sáng mắt: Chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau.

Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.

Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

Mát phổi, dịu ho do phong nhiệt, đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm: Dùng Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm do khí hanh mùa thu, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.

Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung uý tử 20g, thêm 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30-40 phút trước khi ngủ.

Món ăn - bài thuốc có tang diệp

Bài 1: Trà tang diệp, cúc hoa, bạc hà, cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.

Bài 2: Trà tang diệp, cúc hoa, kỷ tử, quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g, pha nước sôi uống thay trà. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt.

Bài 3: Tang cúc - đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g; hãm với nước sôi thêm chút đường uống thay trà. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, ho khan ít đờm, vã mồ hôi do cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc mắt cấp tính.

Bài 4: Cháo tang diệp - cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước, gạo đem nấu cháo, cháo chín cho nước sắc vào nấu tiếp cho sôi đều, cho ăn nóng. Dùng cho các trường hợp đau nhức vùng mắt do viêm kết mạc mắt, đau dây thần kinh V do chấn thương vùng mặt.

Bài 5: Phổi lợn hầm tang diệp, huyền sâm: phổi lợn 250g, tang diệp 15g, huyền sâm 20g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Tất cả hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị thích hợp để ăn. Đợt dùng liên tục 5-10 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.
Liều dùng hằng ngày 6 - 15g dưới dạng nấu, hãm, sắc uống.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

8 món mát giải nhiệt hiệu quả ngày hè

Những ngày gần đây, thời tiết cả nước trở nên oi bức nhiều hơn so với thường ngày. Để trốn nóng, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp "chui tọt" vào trong phòng máy lạnh để tận hưởng hơi mát.

8 món mát giải nhiệt hiệu quả ngày hè
ảnh minh họa

Thế nhưng, với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa phòng gắn điều hòa với khí trời tự nhiên, rất nhiều người đã rơi vào tình trạng "sốc nhiệt", dẫn đến bệnh cảm, sốt,...

Đừng quá lạm dụng vào máy điều hòa như thế. Có những cách hạ nhiệt cho cơ thể đơn giản hơn và lại rất tốt cho sức khỏe. Cùng điểm qua một vài "gương mặt" có tác dụng giải nhiệt hiệu quả cho những ngày thời tiết oi bức nhé!

1. Nước dừa

Rất dễ dàng để tìm thấy thức uống dân dã này trên khắp đường phố những ngày này. Nước dừa vừa thanh, vừa mát nên được xem như lựa chọn hoàn hảo cho những ngày nắng nóng thế này.

Nếu muốn có thêm vị chua, bạn có thể thưởng thức món dừa tắc cũng ngon không kém. Ngoài ra nước dừa còn giúp giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch nữa đó. Quả là một công đôi việc nhỉ?

2. Chanh

Nước chanh không chỉ giúp giải nhiệt mà còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Do các thành phần trong quả chanh có khả năng đẩy độc tố ra bên ngoài. Chỉ với 1 hoặc 2 quả chanh, nước lọc và vài muỗng đường (tùy theo khẩu vị), vậy là bạn đã có được một ly nước chanh thơm ngon và giải nhiệt hiệu quả tức thì.



3. Sương sâm

Theo y học dân gian, lá sương sâm vốn có tính hàn, nhuận tràng, giải độc và đặc biệt là hạ nhiệt. Có lẽ vì vậy nên món ăn này rất được ưa chuộng khi trời nóng. Nhiều người thường không thích món do sương sâm vốn khả nhũn và có phần hơi khó ăn.


4. Chè hạt sen

Chè hạt sen có xuất xứ từ Cố đô Huế và dần trở nên phổ biến do công dụng làm mát tuyệt vời. Đa phần thường sử dụng hạt sen tươi và bỏ tim sen (do có vị đắng) để món chè thơm và ngọt hơn. Món này có thể ăn nóng hoặc dùng với đá, nhưng với không khí như thế này thì phương án thứ 2 có vẻ sẽ khả thi hơn nhỉ?


5. Rau câu

Rau câu trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại để bạn lựa chọn. Từ những miếng rau câu dứa, cacao, sữa cho đến các loại khác như rau câu dừa, trà xanh, và thậm chí là rau câu bánh flan. Còn gì tuyệt hơn khi giữa trưa nắng nóng mà có một bịch rau câu để vừa làm việc vừa nhâm nhi. Bạn sẽ có cơ hội trở thành “anh hùng” nếu chiêu đãi mọi người với món ăn ngon - bổ - rẻ này đó.


6. Sinh tố

Sinh tố từ lâu đã là một thức uống quen thuộc quanh năm suốt tháng. Thế nhưng, những lúc khí trời oi bức hơn mức bình thường thế này đã khiến món thức uống này trở nên được ưa chuộng nhiều nhất.


Ngoài ra, không chỉ giúp giải tỏa cơn khát của cơ thể, mà sinh tố còn bổ sung dưỡng chất làm đẹp da khá hiệu quả. Tuy nhiên, không phải loại sinh tố nào cũng có tác dụng làm mát nên hãy lựa chọn thật kĩ trước khi gọi món nhé.

7. Trà xanh

Trong lá trà xanh có rất nhiều hàm lượng EGCG giúp ngăn ngừa oxy hóa. Vì vậy, trà xanh có tác dụng giảm mệt mỏi, căng thẳng và khả năng giải khát cao. Đặc biệt bạn còn có thể dùng trà xanh thay cho nước uống thường ngày nữa đấy. Tuy nhiên không nên uống vào ban đêm để tránh tình trạng khó ngủ nhé.


8. Chè đậu xanh phổ tai

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng trong những ngày nóng. Chè đậu xanh phổ tai là món ăn bổ dưỡng, bạn có thể ăn nóng hoặc ăn kèm với đá.


Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

5 loại hoa quả giải nhiệt tốt nhất cho những ngày hè

Ngày hè bạn nên chọn hoa quả tươi, thành phần có chứa nhiều vitamin C như dưa hấu, thanh long, cam… và hạn chế tối đa ăn các loại hoa quả chứa nhiều đường như mít, vải, nhãn xoài vì hoa quả nhiều đường là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh nhiệt cho cơ thể từ bên trong.

Giá cam bắt đầu tăng nhanh vì thời tiết nắng nóng.
Giá cam bắt đầu tăng nhanh vì thời tiết nắng nóng.

Sau đây là 5 loại hoa quả có tác dụng giải nhiệt, cung cấp nước và các loại vitamin cho cơ thể trong những ngày hè oi bức.

1. Cam.

Cam là loại trái cây giải nhiệt không thể thiếu trong mùa hè. Cam có chứa tất cả các loại vitamin C và có cả canxi nên rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Cam giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể, có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân.

Vào thời điểm này, giá cao đã bắt đầu tăng cao so với dịp đầu năm và sẽ tiếp tục tăng cao vào tháng Sáu và tháng Bảy. Hiện nay, giá cam khoảng 60.000-70.000 đồng/kg.

2. Thanh long

Thành phần nước trong thanh long rất lớn trong khi hàm lượng đường lại rất ít. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thanh long là một trong những loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt trong thanh long thành phần nước chiếm đến 87,6% nên đây là loại quả giải nhiệt rất tốt cho mùa hè.

Thành phần chất xơ chứa trong quả thanh long cũng rất cao trong khi hàm lượng đường lại thấp nên thanh long còn giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi bệnh tiểu đường và béo phì.

Hiện nay, tại Hà Nội, giá quả thanh long khoảng 55.000-70.000 đồng/kg. Một tiểu thương kinh doanh hoa quả tại chợ Ngã tư sở cho biết, giá thanh long thời điểm này cao hơn do đây là thời điểm các thương lái đang thu mua thanh long xuất sang Trung Quốc.

3. Dưa hấu

Dưa hấu là loại hoa quả giải nhiệt không thể thiếu trong mùa hè. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dưa hấu là loại hoa quả có tính hàn được dùng phổ biến làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Trong mùa hè, chúng ta thường bị ra mồ hôi, đây cũng chính là lúc cơ thể bị mất kali và natri. Do vậy, ăn dưa hấu chính là cách bổ sung kali và natri theo cách tự nhiên mà hiệu quả.

Bên cạnh đó, dưa hấu có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thiên nhiên và là một nguồn cung cấp vitamin C và A.

Giá dưa hấu giao động từ 20.000-25.000 đồng/kg tại Hà Nội.

4. Dứa
Dứa còn có tác dụng giảm cân. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dứa có chứa nhiều vitamin làm đẹp da, lại có vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn, là thứ quả nhiều người thích. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và vi lượng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả. Dứa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, chống nắng nóng... Dứa còn là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa sẽ có lợi.

Đây là một loại quả có giá thành rẻ và rất dễ tìm vào mùa hè.

5. Đu đủ
Đu đủ có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đu đủ có vị ngọt, hương thơm, ăn rất ngon lại tốt cho việc giảm cân. Không những thế loại trái cây này còn chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng hỗ trợ chữa bệnh tuyệt vời.

Đu đủ là một trong những hoa quả giàu chất dinh dưỡng, có chứa chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn các loại quả khác. Chỉ cần 1 cốc đu đủ là đã cung cấp cho bạn vitamin C và khoảng 2,5 gam chất xơ.

Đặc biệt, đu đủ chín chứa khoảng 70% nước nên đây cũng là loại hoa quả rất tốt cho mùa hè. Trong đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ.

Giá đu đủ khoảng 12.000-17.000 đồng/kg.

Ngoài việc sử dụng tươi, tất cả các loại hoa quả trên còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như: Sinh tố, làm cocktail, làm rau câu trái cây…

Thời tiết mùa hè nóng bức khiến cơ thể mệt mỏi, chỉ cần chọn lựa và sử dụng hoa quả đúng cách cũng là một trong những bí quyết giúp bạn đảm bảo sức khỏe để thích nghi với sự khắc nghiệt của thời tiết.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Mẹo hữu dụng giúp rửa trôi tối đa hóa chất trong hoa quả

Rửa trái cây cũng có mẹo riêng dành cho từng loại, bạn cần phải biết rửa sao cho đúng cách để loại bỏ tối đa hóa chất bám trên chúng.

Mẹo hữu dụng giúp rửa trôi tối đa hóa chất trong hoa quả
ảnh minh họa

Nhiều người nghĩ rửa hoa quả đơn giản chỉ là ngâm nước rửa dưới vòi hoặc nước cuối pha thêm chút muối sẽ loại bỏ hết được thuốc thì các bạn đã nhầm. Rửa trái cây cũng có mẹo riêng dành cho từng loại, bạn cần phải biết rửa sao cho đúng cách.

Với cam, chanh, hoặc quýt

Khi mua các loại quả này nên cho vào rổ inox có lỗ thoát sau đó dội nước sôi vào để loại bỏ chất bảo quản bám bên ngoài vỏ. Vì các loại này có vỏ rất dày nên không ảnh hưởng gì đến bên trong quả. Sau đó mới rửa thẳng trực tiếp dưới vòi

Dâu tây

Dâu tây là loại quả rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp và giúp răng trắng khỏe. Tuy nhiên dâu tây có vỏ mỏng và sần khiến vi khuẩn và các chất bảo quản dễ dàng tích tụ trên bề mặt.

Do đó khi rửa dâu tây cần lưu ý: sang lọc và loại bỏ trước các quả bị dập, chưa chín hẳn hoặc bám nhiều đất. Sau đó rửa các quả còn lại trực tiếp dưới vòi, dùng tay hoặc bàn chải mềm cọ nhẹ trên vỏ ngoài giúp loại chất bẩn. Cuối cùng mới rửa thêm một lần nữa bằng nước đun sôi để nguội.

Mẹo hữu dụng giúp rửa trôi tối đa hóa chất trong hoa quả 1

Đợi ráo nước mới ngắt bỏ núm xanh vì nếu vặt trước khi rửa thì sẽ dễ dàng khiến chất bẩn qua nước ngấm vào quả thì ăn vào sẽ không an toàn nữa dù bạn đã rửa rất kỹ bên ngoài.

Bạn có thể đầu tư rửa dâu tây bằng rượu vang trắng. Đây là cách tốt vừa giúp loại bỏ độc tố vừa giữ được mùi vị của quả dâu.

Với nho

Lớp vỏ bên ngoài của nho bao giờ cũng có một lớp lông hay còn gọi là lớp màng bảo vệ giúp nho có vẻ đẹp bóng bẩy, căng mọng. Trước khi rửa, hãy lấy kéo chia các chùm to thành các chùm nhỏ. Sau đó rửa nho trực tiếp dưới vòi, không nên chon ho vào chậu rồi khuấy mạnh sẽ khiến nho dễ bị dập nát, mất độ tươi và ngon.

Khi rửa nên xoay chùm nho theo nhiều hướng khác nhau giúp cho nước có thể dễ dàng xuyên qua những kẽ hở loại bỏ bui bẩn. Nên rửa bằng tay hoặc vải mềm. Rửa xong dưới vòi nước sạch hãy cho ra rổ để ráo nước.

Với táo

Mẹo hữu dụng giúp rửa trôi tối đa hóa chất trong hoa quả 2

Vỏ táo chứa rất nhiều vitamin hơn rất nhiều so với ruột bên trong. Khi ăn táo còn nguyên vỏ sẽ rất giòn cảm thấy miếng táo ngon hơn. Muốn loại bỏ hóa chất bám trên bề mặt vỏ táo hãy rửa kỹ núm táo là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và hóa chất nhất. Tốt nhất rửa dưới vòi. Sau đó rửa lại toàn bộ bằng nước thật lạnh sẽ có kết quả tốt.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!

Cây sả và những lợi ích bất ngờ với sức khỏe


Cây sả - ngoài tác dụng làm gia vị cho nhiều món ăn, giúp món ăn thơm ngon hấp dẫn thì nó còn là một loài cây có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người như giảm đau, giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, chống ung thư...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
1. Trị rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

2. Giảm đau

Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.

3. Giảm huyết áp

Tinh chất có trong xả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.

4. Tốt cho hệ thần kinh

Sả rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh... Tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

5. Giải độc hiệu quả

Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric. Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.

6. Chống sốt

Bạn có thể sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc.

7. Giúp diệt nấm

Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.

lợi ích sức khỏe của cây sả

8. Chống khuẩn

Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.

9. Ngăn ngừa ung thư

Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy cứ 100g sả thì có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

10. Hỗ trợ tiêu hóa

Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

Chúc bạn luôn tươi trẻ và xinh đẹp. Bạn có thể truy cập website http://muathuoctot.com để tìm hiểu những thông tin và sản phẩm bổ ích cho sức khỏe nhé!